Giải pháp Chất thải thực phẩm

Mọi người đều nghĩ khi không ăn hết sẽ vứt đi. Và đúng vậy chỉ trừ một số siêu thị quyên góp từ thiện, còn hầu hết thực phẩm thừa sẽ được "giải tán" ra thùng rác vào cuối ngày. Và sự lãng phí này thực sự là một vấn đề rất nghiêm trọng với nhiều quốc gia trên thế giới.

Cách xử lí thông thường

- Sử dụng túi zip: Những chiếc túi zip sau khi được sử dụng hoàn toàn có thể tái sử dụng lại nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Sử dụng túi zip để bảo quản thức ăn thừa là một cách hiệu quả giúp ngăn ngừa mùi thức ăn thoát ra ngoài. Nếu bạn muốn bảo quản trong thời gian dài, tốt nhất nên để thức ăn trong túi zip và đặt trong ngăn đá tủ lạnh.

- Sử dụng baking soda: Bên cạnh tác dụng làm trắng, baking soda còn được biết đến với khả năng khử mùi vượt trội. Rắc một lớp baking soda bên dưới túi hoặc thùng rác sẽ giúp hấp thụ mùi hôi, đồng thời ngăn chặn khả năng sinh sôi của vi khuẩn.

- Học cách làm phân bón từ rác thải để tận dụng chúng để làm phân bón cho cây

- Không mua đồ nếu như không có nhu cầu

- Lên kế hoạch sử dụng lại thức ăn thừa như thịt kho tàu thừa có thể kết hợp để xào chung với cơm chiên hay các loại củ quả thừa có thể dùng nấu canh

- Trẻ em thường ăn rất ít

- Nên để những thực phẩm có hạn sử dụng lâu vào trong cùng tủ lạnh

Trung Quốc và biện pháp xử lý

Sử dụng "giòi tham ăn" xử lý thức ăn thừa

Trung Quốc, mỗi người dân thành thị trung bình thải ra khoảng 150gr thức ăn thừa một ngày và con số này ngày càng tăng. Mỗi năm, 40 triệu tấn rác thải thực phẩm được xả ra trên toàn Trung Quốc (tương đương 29kg/người).

Để tái chế các chất dinh dưỡng này, người dân ở đây nuôi rất nhiều “giòi tham lam”. Một trang trại ở tỉnh Tứ Xuyên , nơi hàng nghìn ấu trùng màu trắng được thả vào các bể chứa đầy thức ăn dư thừa như thịt, rau, trái cây, trứng, hoặc cơm... “Trung bình, 1kg giòi có thể ăn 2kg rác thải thực phẩm trong 4 tiếng đồng hồ”. Những ấu trùng phàm ăn này có tên khoa học là Hermetia illucens, có nguồn gốc ở châu Mỹ. Chúng được coi là những nhà vô địch thế giới về tiêu hóa các “món ăn” đặc biệt: Rác thải thực phẩm, phân, xác động vật và nói chung tất cả các chất hữu cơ mục nát.

Khi những con ấu trùng đã trưởng thành và “béo ú”, chúng sẽ được đem bán sống hoặc sấy khô, dùng làm thức ăn chăn nuôi. Chúng là nguồn dinh dưỡng rất có giá trị (63% hàm lượng protein và 36% chất béo ). Chúng giúp thu hồi lượng protein và chất béo trong thức ăn dư thừa, sau đó lại đưa vào chuỗi thức ăn của người, thông qua thức ăn vật nuôi. Một ưu điểm khác là phân của loại ấu trùng này có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ trong nông nghiệp.

Sử dùng dầu ăn thừa làm nhiên liệu sinh học

Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Sinopec của Trung Quốc đã công bố dự án xây dựng một nhà máy tái chế dầu ăn đã qua sử dụng thành “nhiên liệu sinh học” dùng cho máy bay chở khách tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang vào năm 2018.

Pháp - nơi lãng phí thực phẩm bị nghiêm cấm:

Thực ra, Pháp cũng đã từng là một trong những quốc gia có đóng góp không nhỏ vào kho thức ăn bị lãng phí 1,3 tỉ tấn kia. Mỗi năm, Pháp vứt đi 7 triệu tấn thực phẩm, trong đó 11% đến từ các siêu thị.

Mọi chuyện chỉ đổi khác vào đầu năm 2016, khi đạo luật mới của Pháp chính thức có hiệu lực. Theo đó, tất cả các siêu thị có diện tích từ 400m2 trở lên buộc phải ký hợp đồng quyên góp thực phẩm thừa cho các tổ chức từ thiện. Ngoài ra còn nghiêm cấm các siêu thị phá hỏng thực phẩm trước khi quyên góp. Nếu vi phạm, họ sẽ phải chịu mức phạt lên tới 82.000 USD (gần 2 tỉ VNĐ). Đổi lại, các tổ chức từ thiện sẽ có nghĩa vụ đến thu thập, đảm bảo thực phẩm được lưu trữ trong điều kiện hợp tốt nhất. Số thức ăn này, nếu mới chỉ đạt hạn "best before date" - tức là còn ăn được - sẽ được phân phát từ thiện với thái độ cực kỳ tôn trọng. Còn loại không thể ăn được nữa (quá hạn use by date - còn gọi là HSD) cũng không được phép vứt đi, mà họ phải đảm bảo chúng trở thành thức ăn dành cho gia súc.

Ý nghĩa

Với việc đạo luật được thông qua, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có điều luật cấm lãng phí thức ăn, và nó có ý nghĩa rất to lớn. Nhưng có nhiều nước yêu cầu thực phẩm phải thật hoàn hảo, đến nỗi chỉ cần có bề ngoài hơi xấu một chút là buộc phải vứt đi. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý, khi số lượng thực phẩm họ vứt đi mỗi năm thậm chí còn nhiều hơn con số cần thiết để giúp tất cả mọi người trên thế giới được ăn no. Bên cạnh việc lãng phí, số thực phẩm không được dùng tới này còn gây ra tác động không nhỏ đến môi trường. Theo thống kê tại Anh, số đồ ăn bị lãng phí giải phóng ra môi trường tới 17 triệu tấn CO2 mỗi năm. Vậy nếu như đạo luật này được nhiều quốc gia áp dụng, nó không những đưa đồ ăn đến cho những người thực sự cần chúng, mà còn góp một viên gạch tương đối lớn trên con đường ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hàn Quốc - dùng hệ thống xử lý thức ăn

Quản lý chất thải thực phẩm là một vấn đề lớn ở Hàn Quốc, xu hướng tái chế mà chính phủ khởi xướng vào những năm 1990 nhằm khuyến khích các hộ gia đình vứt rác ít hơn và giảm bớt áp lực đối với các bãi chôn lấp. Rác thải thực phẩm, trước đây được xử lý tại các nhà máy nước thải và đổ ra biển, nay hầu hết được tái chế làm thức ăn gia súc hoặc phân trộn. Theo số liệu từ Bộ Môi trường, quốc gia này đã cắt giảm lượng rác thải thực phẩm từ 5,1 triệu tấn 2008 xuống còn 4,82 triệu tấn 2014. Tính đến cuối năm 2013, chính phủ đã chi 185,1 tỷ won để xây dựng các cơ sở công cộng để tái chế rác thải thực phẩm. Giấy, lon, chai, nhựasắt cũng được tái chế, góp phần vào tỷ lệ tái chế tổng thể hơn 80%. Phần còn lại được chôn hoặc đốt. [41]

Sử dụng hệ thống thùng rác RFID[41]

Một hệ thống xử lý rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng đã được áp dụng từ năm 2013. Một số căn hộ yêu cầu cư dân trả tiền cho túi rác, trong khi những căn hộ khác có một thùng rác tập trung sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để cân lượng rác thải mà mỗi hộ gia đình đổ và tính hóa đơn.

Hệ thống đã thành công ở nhiều thành phố. Seoul, với dân số 10 triệu người, đã cố gắng cắt giảm lượng rác thải thực phẩm từ 3.300 tấn/ngày vào 2012 xuống 3.181 tấn/ngày vào 2014. Chính quyền thủ đô Seoul cho biết, mục tiêu là đạt 2.318 tấn/ngày vào 2018. Để làm cho người dân dùng hệ thống này, chính quyền thành phố cũng đã tăng giá túi rác thực phẩm lên 30% kể từ đầu năm. Ví dụ, một túi 10 lít thường được sử dụng hiện có giá từ 170 won - 800 won thì sẽ tăng lên với giá cao.

Vấn đề duy nhất với hệ thống thùng rác RFID là người dân phàn nàn về mùi hôi thối từ các thùng rác trong mùa hè và họ đang nghiên cứu vấn đề và sử dụng lá bạch quả, có tác dụng trung hòa, có thể là một giải pháp.

Sử dụng hệ thống xử lí đồ ăn thừa

Một công ty đã được hưởng lợi từ xu hướng tái chế thực phẩm này là Smart Cara, một nhà sản xuất máy xử lý chất thải thực phẩm của Hàn Quốc để sử dụng trong gia đình. Máy của nó có thể phá vỡ thực phẩm thành bột có thể được sử dụng làm phân bón hoặc nhiên liệu để nấu nướng trên lửa như nướng thịt.

Ăn sâu bọ để cứu hành tinh

Các nhà bảo vệ môi trường đang lo ngại trước mức tiêu thụ thịt ngày càng tăng của nhân loại. Thịt rất giàu protein, nhưng chúng cũng là nguồn phát rất nhiều khí metan, một khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn ô nhiễm hơn cả carbonic (CO2). Theo các nhà nghiên cứu Hà Lan, trong tương lai không xa, sâu bọ có thể sẽ thay thế thịt trong các siêu thị. Sâu bọ cũng chứa nhiều protein, nhưng có lợi thế là ít chất béo, mà lại thải rất ít khí CO2, giá lại rẻ hơn nhiều so với thịt. Ăn sâu bọ, côn trùng còn có cái lợi là không sợ bệnh bò dại, không sợ heo tai xanh, không sợ H5N1...

Hơn nữa, với 10kg cây cỏ, ta chỉ tạo ra được 1kg thịt, trong khi một lượng tương đương có thể tạo ra được 6-8kg sâu bọ. Rõ ràng năng suất nuôi sâu bọ cao hơn rất nhiều so với nuôi lợn, bò, gà vịt. Như vậy, để vừa bảo đảm lượng protein cần thiết, vừa bảo vệ môi trường, vừa tránh được bệnh tật, chúng ta hãy chuẩn bị thưởng thức những món chẳng hạn như “chả giò châu chấu” hoặc món “nhộng tẩm bột chiên giòn xào chua ngọt”. Trong tương lai chắc là nhiều côn trùng sẽ được xay thành bột, để từ đó chế biến thành những món ăn quen thuộc hơn như bánh mì chẳng hạn, như vậy thì ai có sợ côn trùng thì cũng có thể ăn được.

Trong một hội nghị gần đây tại Đại học Wageningen, Hà Lan, nhà côn trùng học Arnold van Huis tuyên bố: “Sẽ tới ngày mà thịt đắt đỏ hơn sâu bọ rất nhiều và số người ăn sâu họ sẽ nhiều hơn số người ăn thịt”.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chất thải thực phẩm http://www.lovefoodhatewaste.nsw.gov.au/about-food... http://www.emrc.org.au/glossary.html http://www.gaia-technology.com/sa/newsletters/news... http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?... http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?... http://www.europarl.europa.eu/news/public/story_pa... http://www.calrecycle.ca.gov/LEA/regs/review/FoodW... http://www.ciwmb.ca.gov/Organics/Glossary/ http://www.ciwmb.ca.gov/regulations/Title14/ch31.h... http://www.epa.gov/OCEPAterms/fterms.html